Sri Lanka: cái nôi của trà Ceylon
Sri Lanka là quốc gia xuất khẩu trà lớn thứ 4 thế giới; chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Kenya. Sản xuất và chế biến trà cũng chính là một trong những ngành kinh tế chính yếu của quốc gia hơn 20 triệu dân này. Khoảng 1 triệu người dân Sri Lanka làm việc trong ngành trà, và trà chinh là mặt hàng đóng góp hơn 17% giá trị xuất khẩu cho đất nước.
Nếu có dịp đi mua sắm ở các quốc gia phương Tây, bạn sẽ thấy một loại trà đen có tên là Ceylon xuất hiện ở rất nhiều nơi. Ceylon chính là tên của loại trà đen nổi tiếng đến Sri Lanka. Ceylon cũng chính là tên cũ của đất nước Sri Lanka, khi quốc gia này còn là thuộc địa của Anh. Cây trà được người Anh mang từ Trung Quốc về trồng ở Ceylon vào năm 1824. Trà đen Ceylon bắt đầu trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19 khi những đồn điền trà mọc lên nhiều hơn ở nơi này và trà được xuất đi với sản lượng rất lớn. Đến năm 1948 thì Ceylon giành được độc lập từ tay thực dân Anh và chính quyền mới vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu trà. Đến năm 1972 thì Ceylon đổi tên thành Sri Lanka. Vì cái tên Ceylon quá nổi tiếng nên quốc gia này gặp rất nhiều khó khăn khi đổi tên, mãi những năm đầu thế kỷ 20 thì nhiều tổ chức chính phủ vẫn giữ tên Ceylon.
Hiện nay thì quốc gia nhập trà Ceylon nhiều nhất là Nga và những quốc gia thuộc Liên Xô khi xưa. Iran, Irag và Syria cũng chính là những quốc gia nhập khẩu nhiều trà Ceylon. Tuy nhiên, chiến tranh cùng với những biến động lớn về chính trị và kinh tế ở những quốc gia này đã khiến tình hình xuất khẩu trà Ceylon trở nên ảm đạm. Tuy nhiên, những quốc gia vốn chuộng cà phê như Mỹ hay một số quốc gia Châu Âu bắt đầu chuyển hướng sang uống trà. Vì người tiêu dùng đang có xu hướng uống trà vì thức uống này được tin là có nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với cà phê.
Phần lớn các vườn trà ở Sri Lanka nằm ở khu vực nhiều đồi núi. Các vườn trà chủ yếu tập trung ở tỉnh Nuwara Eliya của quốc gia này, vì nơi đây có nhiều điều kiện lý tưởng cho việc trồng trà. Những vườn trà ở tỉnh Nuwara Eliya thường có độ cao trên 1.200m, cùng với việc mùa mưa kéo dài và độ ẩm cao nên cây trà phát triển rất tốt.
Những người làm công việc hái trà đa phần là phụ nữ. Những búp trà non nhất sẽ được hái để làm trà xanh hay bạch trà Ceylon. Hái trà bằng tay vừa mất thời gian vừa tốn chi phí cao nên chỉ những loại trà cao cấp mới được hái bằng tay. Mỗi người hái sẽ được trà theo công, cứ 18kg trà thì họ sẽ được trả $5.
Sri Lanka là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất trong số các quốc gia Nam Á, theo một báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Khoảng 30% dân số của quốc gia này làm việc trong các ngành về nông nghiệp. Sri Lanka cũng đề ra nhiều chính sách hướng đến tầng lớp lao động, giúp góp phần xoá đói giảm nghèo. Hiện quốc gia này có tỷ lệ thất nghiệp thấp, chỉ khoảng 4.4% mà thôi.
Phần lớn những người hái trà hiện nay là thế hệ con cháu của bộ tộc Tamil đến từ Ấn Độ. Thực dân Anh mua những người Tamil như nô lệ vào những năm 1850s, rồi ép họ làm việc trong những đồn điền trà ở Sri Lanka.
Tuỳ theo đồn điền trà thì chế độ đãi ngộ sẽ khác nhau. Các tổ chức lao động cũng cố gắng để mang lại mức sống tốt nhất có thể cho những người công nhân ở các đồn điền trà. Những công nhân này được phép trồng rau củ để nâng cao nguồn lương thực, đồng thời trường học cũng được dựng lên để phục vụ con em của họ. Gần đây các tổ chức lao động còn liên kết lại với nhau để tăng lương cho công nhân lên gấp đôi vì lương của họ quá thấp. Việc này tạo nên dư luận ủng hộ rất lớn ở một số quốc gia phương Tây có tiêu thụ trà Sri Lanka.
Đàn ông được trả công cao hơn khi hái trà khi họ chỉ cần hái 14kg lá trà tươi là đã được trả $5. Tuy nhiên, ngoài hái trà thì họ còn phải phụ những việc khác của đồn điền trà như xây dựng hay sửa chữa.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em sống ở các đồn điền trà là 43%. Cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của đất nước là 10%. Việc thiếu chất trong quá trình mang thai cũng như sau khi sinh khiến trẻ em nơi đây dễ mắc phải các vấn đề về thể chất lẫn trí tuệ.
Tiền công hái cho mỗi 18kg lá trà tươi là $5 (khoảng 110.000đ). Nếu hái chỉ gần đủ 18kg thì tiền công của họ chỉ là $3 mà thôi. Mỗi kg trà vượt chỉ tiêu của họ (trên 18kg) chỉ đáng 14 cents (khoảng 3.000đ) tiền công mà thôi.
Lá trà sau khi hái sẽ được sấy làm héo ngay lập tức. Lá non sẽ được phân loại để làm trà xanh hay bạch trà. Còn những lá trà già sẽ được băm nhỏ để chuyển sang các công đoạn làm trà đen.
Trà đen sau khi hoàn thành công đoạn lên men và xao khô và đóng gói. Cọng trà sẽ được nhặt ra để làm phân bón cho vườn trà.
Một trong những cỗ máy cũ kỹ nhất của nhà máy là một chiếc máy sấy. Cỗ máy sấy được nhập từ Ireland vào năm 1950 và vẫn chạy bằng củi.
Tuy nhiên, không phải cỗ máy nào ở nhà máy trà này cũng đều cũ. Như cỗ máy trong hình là một ví dụ, đây là máy phân loại trà bằng cảm biến ánh sáng rất hiện đại. Loại máy này giúp phân loại lá trà đen lên men chuẩn với những lá trà chưa đạt chuẩn (có màu nhạt hơn).
Trà sau khi chế biến được phân loại theo chất lượng. Trà được làm từ lá trà quá già sẽ bán ở thị trường trong nước, trà có chất lượng cao sẽ được đem đi xuất khẩu.
Biến động lớn về kinh tế lẫn chính trị ở Nga và một số quốc gia Trung Đông đã khiến ngành công nghiệp trà ở Sri Lanka đối mặt với viễn cảnh giá trà lao dốc.
Những người phụ nữ hái trà phải thức dậy từ rất sớm, mang đồ ăn và thức uống bên mình. Họ phải hái được ít nhất 18kg trà trước 5g chiều, nếu không cuộc sống của họ vốn không có gì sáng sủa lại càng tồi tệ hơn…
Mua trà ở đâu uy tín ?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để chọn mua các sản phẩm trà, thì hãy đến với Trà Phúc Gia để có thể chọn mua ngay cho mình những mẫu sản phẩm uy tín, hương vị thơm ngon, đúng chất, giá rẻ và ưng ý nhất.
Trên thị trường hiện nay, nếu bạn không tinh ý và khôn ngoan bạn sẽ rất dễ bị lạc vào “mê cung” của những sản phẩm kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường. Công ty chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất, chất lượng 100% tự nhiên không chất phụ gia, giá thành hợp lý cũng như những tư vấn, trải nghiệm và lựa chọn tốt nhất.
TRÀ PHÚC GIA đơn vị sản xuất và cung cấp sỉ lẻ tất cả các dòng trà xanh Tân Cương Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 1: Xóm Cây Xanh, Xã Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 2: Xóm Hồng Thái, Xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên
-Địa chỉ công ty: Tổ 10 Phường Chùa Hang, Tp Thái Nguyên
-Văn phòng đại diện: Số 43 đường Hoàng Văn Thụ, Thành Phố Thái Nguyên.
-Hotline: 0978362211 zalo hoặc gọi điện trực tiếp để nhận được tư vấn.
-Website: https://traphucgia.com
-Youtube: https://www.youtube.com/@traphucgia9834
-FB: https://www.facebook.com/traphucgia