Hỏi đáp về trà, Kiến thức trà

Lý do nước Anh trở thành quốc gia ‘cuồng’ uống trà

Lý do khiến nước Anh trở thành quốc gia ‘cuồng’ uống trà

Hiện nay danh hiệu dân tộc uống trà nhiều nhất thế giới đã thuộc về người Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng người Anh đã nắm giữ danh hiệu này trong một thời gian rất dài. Khi nhắc đến người dân Anh Quốc thì chúng ta không thể không nhắc đến trà, vì uống trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Quán trà có thể được tìm thấy ở rất nhiều góc phố ở Luân Đôn, trà được đưa vào cả điện ảnh lẫn văn học. Những người hâm mộ thám tử Sherlock Holmes đều biết rằng ông rất mê uống trà, nhất là loại trà đen Lạp Sơn Tiểu Chủng đến từ Trung Quốc. Nhưng ít ai biết rằng, cơn ‘cuồng’ trà của nước Anh lại đến từ một người phụ nữ Bồ Đào Nha.

Vào năm 1962, công chúa Catherine thuộc xứ Braganza (con gái của vua King John đệ Tứ của Bồ Đào Nha) trở thành vợ của vua Charles đệ Nhị (Charles II). Cũng giống như nhiều cuộc hôn nhân khác giữa người của Hoàng Gia với nhau, thì đây là một cuộc hôn nhân mang tính chính trị. Lúc này Bồ Đào Nha đang phải chịu sức ép ở nhiều thuộc địa của họ, thế nên cuộc hôn nhân này sẽ giúp họ có được liên minh rất mạnh vào thời gian này đó là nước Anh. Đế có cuộc hôn nhân này, Bồ Đào Nha phải tặng thành phố Tangier (nay thuộc Ma Rốc), quần đảo Mumbai (nay thuộc thành phố Mumbai của Ấn Độ); ưu tiên giao thương ở Brasil, Nam Á và Đông Nam Á; cùng với 300.000 bảng Anh cho vua Charles II để làm của hồi môn. Đổi lại thì Bồ Đào Nha được Anh hỗ trợ về mặt quân sự để chống lại Tây Ban Nha. Và Catherine trở thành nữ hoàng của Anh, Scotland và Ireland.

Chuyện kể lại rằng khi đến nước Anh để thành vợ vua Charles II thì trong đống hành lý khổng lồ của Catherine có một thùng hàng có đề chữ Transporte de Ervas Aromaticas (có nghĩa là vận chuyển thảo dược có mùi thơm). Chữ viết tắt của cụm từ này là T.E.A hay tea, và thùng hàng này chứa không gì khác ngoài lá trà.

Chữ tea (nghĩa là trà trong tiếng Anh) bắt nguồn từ thùng hàng của Catherine là câu chuyện mang nhiều tính hư cấu. Vì các nhà ngôn ngữ học tin rằng chữ tea vốn dĩ là chuyển ngữ của từ trà (茶) trong tiếng Trung Quốc. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là uống trà là xu hướng thời thượng trong giới thượng lưu ở Bồ Đào Nha vào thời gian này. Lý do là Macau đang là thuộc địa của Bồ Đào Nha, và đây cũng là cửa ngõ giúp thu mua các mặt hàng của Trung Quốc và xuất đi châu Âu của Bồ Đào Nha.

Khi Catherine đến Anh thì trà vốn dĩ đã có mặt được một thời gian. Nhưng lúc này trà chỉ được xem là một loại thảo dược thanh lọc cơ thể và chữa bệnh về lá lách. Là nữ hoàng mới của một cường quốc như nước Anh thì việc tiếp đón thành viên hoàng tộc và giới thượng lưu là một công việc quen thuộc của Catherine. Và trong những cuộc gặp gỡ này thì bà luôn bên mình một tách trà.

Nếu thường xuyên theo dõi tin tức thời sự thì có thể bạn đã bắt gặp tin về vợ của các vị tổng thống nổi tiếng là người hay tạo xu hướng thời trang cho nhiều phụ nữ. Như Michelle Obama, vợ của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, là người có gu ăn mặc đẹp. Thế nên mỗi lần bà diện một bộ đồ nào thì những ngày sau bộ đồ đó gần như cháy hàng. Và Catherine trong câu chuyện của chúng ta cũng là người tạo xu hướng như vậy.

Khi Catherine trở thành vợ của vua Charles II thì mọi bộ cánh cũng như trang sức của bà là chủ đề chính của phụ nữ thuộc giới quý tộc. Và khi bà uống trà như một thói quen hàng ngày, việc này đã khiến nhiều người muốn bắt chước, dần dà uống trà trở thành xu hướng mới. Tất nhiên xu hướng này ban đầu chỉ tồn tại ở giới quý vì trà vào thời gian này rất đắt. Do nước Anh không nhập khẩu trực tiếp được trà từ Trung Quốc, trà bị đánh thuế rất cao, Ấn Độ thì chưa trồng trà và cũng chưa là thuộc địa của Anh. Chỉ có một số lượng nhỏ trà được nhập vào nước Anh bởi các thương gia người Hà Lan. Cho nên trà ban đầu chỉ là thức uống dành riêng cho giới quý tộc mà thôi.

Do thưởng trà là một việc quá mới mẻ nên giới quý tộc Anh bắt chước hoàn toàn cách uống trà của người Trung Quốc. Họ bắt đầu nhập ấm chén bằng gốm sứ từ Trung quốc về. Chính vì ảnh hưởng của việc này mà đồ gốm sứ đến hiện nay vẫn được gọi là china hay fine china (china có nghĩa là Trung Quốc theo tiếng Anh). Vì bên cạnh trà thì đồ gốm là thứ gì đó gợi nhớ đến Trung Quốc nhất trong khoảng thời gian này. Ấm chén của Trung Quốc lúc này được chế tác rất đẹp và do là hàng nhập khẩu nên cũng rất đắt đỏ. Cho nên việc sở hữu một bộ ấm chén bằng sứ là cách là giới quý tộc thể hiện cho sự giàu sang và sành điệu.

Một thời gian sau thì trà không chỉ dành cho giới quý tộc mà dần dà trở thành thức uống quen thuộc của thường dân. Tuy nhiên họ không có điều kiện để mua ấm trà bằng sứ mà phải dùng ấm nhôm hay ấm đất. Đến thế kỷ 19 khi biến Ấn Độ thành thuộc địa của mình thì một trong những việc mà người Anh ưu tiên nhất đó là mang cây trà về trồng tại quốc gia này. Vì đến thời điểm này thì nhu cầu uống trà của người Anh rất lớn nên họ phải tự tạo ra nguồn cung riêng để đáp ứng.

Mua trà ở đâu uy tín ?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để chọn mua các sản phẩm trà, thì hãy đến với Trà Phúc Gia để có thể chọn mua ngay cho mình những mẫu sản phẩm uy tín, hương vị thơm ngon, đúng chất, giá rẻ và ưng ý nhất.

Trên thị trường hiện nay, nếu bạn không tinh ý và khôn ngoan bạn sẽ rất dễ bị lạc vào “mê cung” của những sản phẩm kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường. Công ty chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất, chất lượng 100% tự nhiên không chất phụ gia, giá thành hợp lý cũng như những tư vấn, trải nghiệm và lựa chọn tốt nhất.

TRÀ PHÚC GIA đơn vị sản xuất và cung cấp sỉ lẻ tất cả các dòng trà xanh Tân Cương Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 1: Xóm Cây Xanh, Xã Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 2: Xóm Hồng Thái, Xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên
-Địa chỉ công ty: Tổ 10 Phường Chùa Hang, Tp Thái Nguyên
-Văn phòng đại diện: Số 43 đường Hoàng Văn Thụ, Thành Phố Thái Nguyên.
-Hotline: 0978362211 zalo hoặc gọi điện trực tiếp để nhận được tư vấn.
-Website: https://traphucgia.com
-Youtube: https://www.youtube.com/@traphucgia9834
-FB: https://www.facebook.com/traphucgia

Related Posts

Trả lời