Hỏi đáp về trà, Trà với sức khỏe & làm đẹp

Những sự thật về khả năng chữa bệnh của trà xanh

Những sự thật về khả năng chữa bệnh của trà xanh

Trà xanh là loại trà không lên men. Thế nên loại trà này giữ được phần lớn các thành phần hóa học của lá trà tươi. Và cũng chính nhờ những thành phần hóa học này mà trà xanh được xem là ‘siêu thực phẩm’ với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà xanh cũng là loại trà được tập trung nghiên cứu nhiều nhất trong số các loại trà với tiềm năng lớn trong việc góp phần hỗ trợ ngăn ngừa và làm thuyên giảm nhiều loại bệnh. Sau đây là 50 sự thật về khả năng chữa bệnh của trà xanh mà bạn nên biết.

Lưu ý: trà xanh không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Việc uống trà xanh chỉ là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp góp một phần ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng trà xanh cho chế độ dinh dưỡng riêng hay vì mục đích chữa bệnh của bạn.

Lá trà xanh sản xuất bởi Trà Phúc Gia.

  1. Trà xanh vốn dĩ không được dùng làm thức uống, mà là một vị thuốc ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước.
  2. Giống như nước thì trà xanh gần như không hề có giá trị về năng lượng. Hay hàm lượng calories của trà xanh là gần như bằng 0. Thế nên nước trà xanh có thể được sử dụng để giải khát như nước bình thường.
  3. Trà xanh không hề có chứa đường. Vị ngọt hay hậu ngọt của trà xanh không hề đến từ đường mà là thành phần tạo ngọt khác.
  4. Trà xanh có chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất như magie, kẽm, crôm hay selen.
  5. Trà xanh hay trà thái nguyên có chứa một dạng bioflavonoid (một dạng chất chuyển hóa của thực vật) gọi là catechin có khả năng chống oxy hóa và chống viêm rất hiệu quả.
  6. Sử dụng nước đun thật sôi để pha trà xanh có thể làm mất đi nhiều thành phần catechin. Thế nên trà xanh chỉ nên được pha ở khoảng nhiệt độ từ 70 đến 85 độ C.
  7. Catechin được tìm thấy nhiều ở lá trà được tiếp xúc (hay quang hợp) với ánh mặt trời. Thế nên loại hình trà đồi (cây trà trồng trên đồi) theo hướng mặt trời mọc ở một số vùng trà ở Thái Nguyên giúp tạo ra lá trà nhiều catechin.
  8. Thành phần vitamin C hay ascorbic acid có trong chanh giúp chúng ta hấp thụ catechin hiệu quả hơn rất nhiều. Thế nên trà xanh không chỉ là thức uống giải khát đơn thuần mà còn rất tốt cho sức khỏe.
  9. Sữa hay các sản phẩm làm từ sữa làm giảm khả năng hấp thụ catechin của chúng ta. Vì sữa có chứa thành phần casein. Và casein làm giảm khả năng hấp thụ catechin của ruột. Thế nên nếu bạn uống trà vì lý do sức khỏe thì không nên dùng kèm sữa với trà xanh. 
  10. Khả năng chống khuẩn và chống viêm của trà xanh giúp góp phần trong việc điều trị bệnh cúm. Thế nên bên cạnh thuốc điều trị thì việc uống trà xanh cũng có thể giúp bạn hồi phục sau bệnh cúm nhanh hơn. 
  11. Theo một nghiên cứu vào năm 2010, catechin có trong trà xanh giúp hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi glaucoma (cườm nước), nguyên nhân gây mù lớn thứ hai thế giới. Trà xanh còn giúp bảo vệ mắt khỏi nhiều loại bệnh khác. 
  12. Thành phần catechin có trong trà xanh giúp ức chế angiotensin, một loại protein gây có thắt mạch máu và tăng huyết áp. Cho nên uống trà xanh giúp làm giảm thắt mạch máu và hạ huyết áp. Qua đó giảm nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim, suy thận, và nhiều loại bệnh khác. 
  13. Trong một nghiên cứu ở động vật, các nhà khoa học nhận thấy việc uống trà xanh giúp điều hòa nồng độ glucose trong máu ở những con chuột thí nghiệm bị mắc chứng tiểu đường loại 1. Tuy nhiên bằng chứng về khả năng hỗ trợ bệnh tiểu đường của trà xanh vẫn chưa được đầy đủ. 
  14. Những người uống trà xanh thường xuyên sẽ có xương khớp cứng cáp hơn so với những người không có thói quen này (nhất là người lớn tuổi). 
  15. Trà xanh có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch. Kết luận này được đưa ra qua các nghiên cứu so sánh giữa nhóm người có thói quen uống trà và nhóm không. Trong khí đó trà đen không có những tác động tương tự.
  16. Khả năng chống oxy hóa của catechin trong trà xanh giúp cơ thể giảm quá trình lão hóa. Vì catechin giúp hạn chế các gốc tự do phá hủy các tế bào trong cơ thể. Loại catechin tốt nhất là trà xanh có được có tên là EGCG (Epigallocatechin gallate). Thành phần này rất nổi tiếng vì khả năng chống oxy hóa tuyệt vời, và có thể giúp hỗ trợ ngừa một số bệnh ung thư. Trong số các loại trà cơ bản làm từ cây trà thì trà xanh có chứa nhiều EGCG nhất, thậm chí là gấp hàng chục lần so với các loại trà cơ bản khác. 
  17. Khả năng trao đổi chất trong cơ thể có thể được thúc đẩy nhờ việc uống trà xanh. Qua đó có thể nói trà xanh có khả năng thúc đẩy việc đốt năng lượng hay giảm cân. Thế nên rất nhiều các loại trà giảm cân hay thuốc giảm cân hiện nay đều có thành phần là trà xanh hoặc chiết xuất trà xanh. 
  18. EGCG còn được tin là có thể giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu.
  19. Theophylline và caffeine có trong trà xanh giúp làm thông phế quản. Qua đó giúp các bệnh nhân bị hen suyễn hay hen phế quản hô hấp tốt hơn. 
  20. Trà xanh còn giữ được rất nhiều thành phần của lá trà tươi, nổi bật nhất trong số này đó chính là các thành phần polyphenol. Đây là thành phần có khả năng chống oxy hóa và qua đó ngăn ngừa nhiều loại bệnh.
  21. Polyphenol có trong trà xanh có thể góp phần giúp hạn chế sự phát triển của tế bào gây ung thư. 
  22. Các nhà khoa học tin là các thành phần polyphenol chính là yếu tố chính hình thành nên các lợi ích sức khỏe của trà xanh. Polyphenol có vị đắng. Thế nên nếu bạn muốn uống trà vì sức khỏe, thì hãy chọn trà có chất lượng tốt. Vì lá trà càng quang hợp càng nhiều thì lại càng có nhiều thành phần polyphenol. Do các thành phần amino acid được chuyển hóa thành polyphenol khi quá trà quang hợp.
  23. Lưu ý là trà pha từ lá trà tươi hay khô thật sự mới có nhiều polyphenol. Các loại trà đóng chai hay trà hòa tan đều có hàm lượng polyphenol thua xa lá trà thật sự.
  24. Khoảng 30% cân nặng của trà xanh được hình thành bởi polyphenol. Phần lớn các hợp chất hình thành nên polyphenol chính là catechin.
  25. Các loại trà lên men như trà đen hay ô long đều có chứa ít polyphenol hơn so với trà xanh. 
  26. Trà xanh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư kết trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư vú.
  27. Trà xanh có chứa một thành phần gọi là tannin. Thành phần này hạn chế cơ thể hấp thụ một số thành phần dinh dưỡng như folic acid và sắt. Do đó nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chúng ta nên uống trà giữa các bữa ăn. Hay uống trà sau bữa ăn ít nhất là 30 phút.
  28. Cũng giống như catechin thì tannin cũng là một nhóm chất polyphenol. Tuy nhiên tannin không nhiều bằng catechin.
  29. Mặc dù không ‘mạnh’ như catechin. Tannin cũng có khả năng chống oxy hóa và ngừa bệnh riêng. Theo một số nghiên cứu thì tannin cũng có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. 
  30. Uống trà có chứa tannin giúp hỗ trợ một số bệnh về đường ruột. Như bệnh tiêu chảy chẳng hạn. Vì tannin kết hợp với các thành phần protein ở thành ruột, giúp tạo một ‘lá chắn’ giúp giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy.

Mua trà ở đâu uy tín ?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để chọn mua các sản phẩm trà, thì hãy đến với Trà Phúc Gia để có thể chọn mua ngay cho mình những mẫu sản phẩm uy tín, hương vị thơm ngon, đúng chất, giá rẻ và ưng ý nhất.

Trên thị trường hiện nay, nếu bạn không tinh ý và khôn ngoan bạn sẽ rất dễ bị lạc vào “mê cung” của những sản phẩm kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường. Công ty chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất, chất lượng 100% tự nhiên không chất phụ gia, giá thành hợp lý cũng như những tư vấn, trải nghiệm và lựa chọn tốt nhất.

TRÀ PHÚC GIA đơn vị sản xuất và cung cấp sỉ lẻ tất cả các dòng trà xanh Tân Cương Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 1: Xóm Cây Xanh, Xã Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 2: Xóm Hồng Thái, Xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên
-Địa chỉ công ty: Tổ 10 Phường Chùa Hang, Tp Thái Nguyên
-Văn phòng đại diện: Số 43 đường Hoàng Văn Thụ, Thành Phố Thái Nguyên.
-Hotline: 0978362211 zalo hoặc gọi điện trực tiếp để nhận được tư vấn.
-Website: https://traphucgia.com
-Youtube: https://www.youtube.com/@traphucgia9834
-FB: https://www.facebook.com/traphucgia

Related Posts

Trả lời