Hỏi đáp về trà, Kiến thức trà

5 Nhóm Trà Ngon Từ Cây Trà Shan Tuyết Cổ Thụ

 5 Nhóm Trà Ngon Từ Cây Trà Shan Tuyết Cổ Thụ

Trà Shan Tuyết là một loại trà đặc sản nổi tiếng của vùng miền núi Tây Bắc và Đông Bắc của nước ta. Thế nhưng thông tin về loại trà này vẫn chưa nhiều. Vậy nên trong bài viết này mình sẽ chia sẽ những gì mình biết về loại trà này.

TRÀ SHAN TUYẾT LÀ GÌ?

Trà Shan Tuyết là loại trà được làm từ những cây trà cổ thụ to lớn ở các vùng miền núi ở phía Bắc Việt Nam. Cây trà cổ thụ có thể được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn và Hà Giang.

Từ Shan Tuyết có nghĩa là tuyết ở trên núi. Cái tên này có thể là ám chỉ búp trà trắng muốt của cây trà. Búp trà Shan Tuyết được phủ một lớp lông màu trắng. Nên sau khi chế biến thì trà khô thành phẩm có lấm tấm những cánh trà trắng như tuyết.

Loại trà Shan Tuyết còn có tên gọi khác là trà cổ thụ. Vì giống trà Camellia sinensis var. assamica có thể cao hơn chục mét và sống đến hàng trăm năm.

Loại trà cổ thụ ở Việt Nam đa số là có thân gỗ và có gốc rất lớn. Từ thân to lại chia ra thành nhiều nhánh lớn. Thế nên khi hái trà thì người hái sẽ trèo lên nhánh cây để mà hái. Lá trà cũng rất to, nhiều lá còn to hơn cả bàn tay người lớn.

Còn có một giống trà cổ thụ khác thì lá nhỏ hơn. Từ gốc mọc ra nhiều thân nhỏ cao khoảng vài mét. Tuy nhiên loại này thì hiếm và ít thấy hơn ở Việt Nam.

Cây trà cổ thụ ở Việt Nam lẫn ở Vân Nam (Trung Quốc) đều là một loại cây. Tuy nhiên, ở Vân Nam thì họ có đa dạng chi loài hơn. Như loại trà cổ thụ lá nhỏ được nêu trên cũng khá phổ biến. Ngoài ra họ còn có những chi loài khác như búp tím hay hoang dã.

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, thì Lào và Myanmar cũng đều có những cây trà cổ thụ tương tự.

Về cơ bản thì ở Vân Nam có trà gì thì bên mình cũng có thể làm được tương tự. Nhưng họ có truyền thống, kỹ thuật, nguyên liệu tốt hơn mình nên trà của họ cũng sẽ được giá và chất lượng cao hơn trà nước mình.

Trà cổ thụ của nước ta thật ra có chất lượng rất ổn. Nhiều anh em chơi trà Phổ Nhĩ Vân Nam mà mình quen biết đều đánh giá cao trà Phổ Nhĩ của Việt Nam. Trong tầm giá vừa tiền thì chất trà của nước mình thì miễn bàn.

Từ nguyên liệu cây trà cổ thụ thì chúng ta có thể làm ra một vài loại trà khác nhau. Sau đây mình sẽ giới thiệu 5 loại trà được làm từ cây trà cổ thụ:

  1. Trà xanh
  2. Trà Phổ Nhĩ
  3. Bạch Trà
  4. Hồng Trà
  5. Hoa trà

CÁC LOẠI TRÀ TỪ CÂY TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ

1. Trà Xanh Shan Tuyết

Lá trà tươi của cây trà Shan Tuyết hay được làm thành trà xanh nhất. Vì gu uống trà của người Việt chúng ta chính là trà xanh. Mình đọc một thống kê khá cũ vào năm 2007 thì cho thấy 90% lượng trà được tiêu thụ ở Việt Nam là trà xanh.

Trà xanh là loại trà được chế biến để giữ được hương vị tươi mới của lá trà tươi nhất. Thế nên vị trà Shan Tuyết làm kiểu trà xanh sẽ đậm đà. Uống vào sẽ thấy hơi tê lưỡi rồi hậu ngọt xuất hiện từ từ xuất hiện.

Trà Shan Tuyết thường sẽ hơi có mùi thuốc lá và gia vị. Cộng với một chút bùi béo và khói hình thành sau quá trình xao chảo. Một số loại cao cấp còn thoang thoảng hương hoa.

Cùng với trà xanh Thái Nguyên thì trà Shan Tuyết là 2 loại trà xanh được biết đến nhiều ở Việt Nam. Mỗi loại trà thì sẽ những hương vị rất riêng. 

2. Trà Phổ Nhĩ Cổ Thụ

Trà Phổ Nhĩ là nhóm trà rất được giới chơi trà Việt ưa chuộng trong những năm gần đây. Thứ nhất hương vị loại trà này khá hợp gu đậm của người Việt Nam. Thứ hai là loại trà này có giá trị lưu trữ và sưu tầm rất cao.

Trà Phổ Nhĩ là một nhóm trà cũng lấy nguyên liệu từ cây trà Shan Tuyết cổ thụ. Loại trà này có cách làm gần giống như trà xanh. Chỉ khác một chút là trà Phổ Nhĩ không được diệt men hoàn toàn như trà xanh. Và loại trà này được có giai đoạn làm khô bằng cách hong khô lá trà dưới nắng.

Mặc dù mới được biết đến nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây. Thế nhưng trà Phổ Nhĩ đã được những người làm trà Việt Nam chế biến thành phẩm từ hàng chục năm nay.

Phần lớn trà lá rời thành phẩm hay còn gọi là mao trà được thương lái Vân Nam mua lại. Họ mang về để phối với các loại trà của bên họ rồi ép bánh bán ra thị trường.

Những năm gần đây khi người chơi trà Việt Nam bắt đầu thích uống và sưu tầm trà Phổ Nhĩ ngày càng tăng. Thì trà Phổ Nhĩ Việt Nam mới bắt đầu có chỗ đứng ở thị trường trong nước.

Nhiều năm trước mình mua được một bánh trà Phổ Nhĩ mà ở bên Trung Quốc họ gọi nôm na “trà biên giới”. Tức là trà không đến từ Vân Nam. Mà nguyên liệu đến từ Việt Nam, Lào hay Myanmar. Họ đặt tên là “trà biên giới” để phân biệt với trà từ Vân Nam.

Nhưng sau khi thử thì chất trà mình thấy hoàn toàn tốt. Không đến nỗi để bị ‘phân biệt’ như vậy. Vì cá nhân mình cũng đã sưu tầm khá nhiều bánh trà của những vùng trà tốt nhất của Vân Nam. Và trà nước mình vẫn có chất lượng rất ổn.

3. Bạch Trà Shan Tuyết

Bạch Trà là loại trà có công đoạn chế biến ngắn nhất trong các loại trà từ cây trà cổ thụ. Thay vì trải qua nhiều công đoạn chế biến như làm héo, diệt men, xao, hay vò. Thì bạch trà chỉ cần làm héo và phơi và sấy khô là được.

Chính vì công đoạn làm trà ngắn như vậy nên bạch trà giữ được gần như là hoàn toàn hương vị của lá trà tươi. Một số nghiên cứu cũng cho thấy bạch trà có lượng chất chống oxy hoá không hề kém trà xanh.

Điều này có nghĩa là bạch trà có tiềm năng là loại trà (làm từ cây trà) có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, do không phổ biến bằng trà xanh nên bạch trà vẫn bị các nhà khoa học “ngó lơ” và cũng có ít nghiên cứu.

Cái tên bạch trà đến từ ngoại hình của loại trà này. Bạch trà thường được làm từ những giống trà mà búp có lông tơ bao phủ. Sau khi chế biến thì cánh trà có màu trắng đặc trưng. Những giống trà có thể làm bạch trà là Đại Bạch (Phúc Kiến) hay Đại Diệp (Vân Nam).

Ở Phúc Kiến có thương hiệu bạch trà Phúc Đỉnh rất nổi tiếng. Nói đến bạch trà thì phải nhắc đến Phúc Đỉnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chúng ta làm theo phong cách bạch trà của Vân Nam. Vì lá trà nguyên liệu của nước mình giống với Vân Nam hơn.

Hiện Danh Trà đang phân phối 2 loại bạch trà. Đó là Ngân Châm và Nguyệt Quang. Ngân Châm là loại bạch trà được làm từ búp trà non nhất của cây trà cổ thụ. Hình dáng như cây kim bạch nên có tên là Ngân Châm.

Còn Nguyệt Quang có nghĩa là ánh trăng. Lý do là đối với Nguyệt Quang thì lá trà được làm héo qua đêm. Mô tả một cách văn vẻ thì lá trà được tắm dưới ánh trăng. Do được làm héo và lên men qua đêm nên loại trà này có hương vị đặc trưng với hoa quả khô, khoai mật và mạch nha.

4. Hồng Trà Shan Tuyết

Một loại trà có thể được làm từ lá của cây trà Shan Tuyết đó chính là hồng trà. Hồng trà là nhóm trà lên men trên 80%.

Hồng trà có thể được gọi bằng một cái tên khác là trà đen. Tuy nhiên, trà đen thường được lên men nhiều hơn hồng trà. Trà đen thường được lên men hoàn toàn 100%. Còn hồng trà chỉ được lên men vừa tới. Tức là khoảng 80 – 95% mà thôi.

Cách lên men hồng trà khi xưa là chỉ rơi vào 80 đến trên 95% mà thôi. Nhưng khi người Anh mang cây trà từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Thì họ lại sáng tạo bằng cách cho lá trà lên men hết mức có thể. Vì cách làm này giúp trà có nhóm hương vị mà họ thích và bảo quản lâu hơn.

Chính vì vậy mà đối với một số người làm trà thì hồng trà và trà đen là hai loại trà riêng.

Hồng trà Shan Tuyết khi lên men vừa độ sẽ có hương vị rất “ngọt”. Ngọt như mật ong rừng, khoai mật, mạch nha hay trái cây khô. Loại cao cấp còn phảng phất hương hoa.

Hồng trà lẫn trà đen là nhóm trà được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì nhóm trà này không được ưa chuộng mấy. Vì gu người Việt vẫn thích trà đậm và tươi như trà xanh.

Khi lên men thì polyphenol có nhiều trong lá trà là catechin bị chuyển hoá sang nhóm chất chống oxy hoá khác, nhiều nhất là theaflavin và thearubigin.

Mà các nhóm chất này lại ít “đắng” hơn so với catechin của lá trà tươi. Nên hồng trà thường sẽ có vị “ngọt” và dễ uống hơn. Do vậy nếu mới tập uống trà thì bạn có thể chọn uống hồng trà hay bạch trà cho dễ uống.

Nhóm trà lên men như hồng trà cũng có một số lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là đường ruột vì hồng trà giúp hỗ trợ các vi khuẩn ‘tốt’ trong đường ruột phát triển.

5. Hoa trà Shan Tuyết

Hoa trà Shan Tuyết như chính là hoa của cây trà cổ thụ. Gần đây mình cũng mới biết là hoa trà cũng có thể pha thành trà.

Hoa trà có hương nhè nhẹ chứ không nồng. Nên bạn cũng đừng mong hoa trà sẽ thơm như hoa nhài hay hoa bưởi.

Có điều bạn cần lưu ý là hoa trà vẫn có chứa caffeine như lá trà. Thế nên bạn vẫn có thể mất ngủ nếu uống hoa trà Shan Tuyết vào buổi tối. Nhưng lượng caffeine trong hoa trà ít hơn nhiều khi so với lá.

Nếu bạn uống trà một phần vì lý do sức khỏe thì bạn cũng nên uống hoa trà. Vì lượng chất chống oxy hóa trong hoa là tương tự lá. Nên uống hoa hay lá trà thì đều tốt như nhau.

Mua trà ở đâu uy tín ?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để chọn mua các sản phẩm trà, thì hãy đến với Trà Phúc Gia để có thể chọn mua ngay cho mình những mẫu sản phẩm uy tín, hương vị thơm ngon, đúng chất, giá rẻ và ưng ý nhất.

Trên thị trường hiện nay, nếu bạn không tinh ý và khôn ngoan bạn sẽ rất dễ bị lạc vào “mê cung” của những sản phẩm kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường. Công ty chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất, chất lượng 100% tự nhiên không chất phụ gia, giá thành hợp lý cũng như những tư vấn, trải nghiệm và lựa chọn tốt nhất.

TRÀ PHÚC GIA đơn vị sản xuất và cung cấp sỉ lẻ tất cả các dòng trà xanh Tân Cương Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 1: Xóm Cây Xanh, Xã Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên
-Cơ sở sản xuất 2: Xóm Hồng Thái, Xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên
-Địa chỉ công ty: Tổ 10 Phường Chùa Hang, Tp Thái Nguyên
-Văn phòng đại diện: Số 43 đường Hoàng Văn Thụ, Thành Phố Thái Nguyên.
-Hotline: 0978362211 zalo hoặc gọi điện trực tiếp để nhận được tư vấn.
-Website: https://traphucgia.com
-Youtube: https://www.youtube.com/@traphucgia9834
-FB: https://www.facebook.com/traphucgia

Related Posts

Trả lời